Nút bần là gì? Cách mở nút bần rượu vang DỄ NHƯ TRỞ BÀN TAY
Nếu là người yêu vang và hiểu biết về rượu vang, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với nút bần trên mỗi chai rượu. Nút bần rượu vang không chỉ giúp bảo vệ rượu mà nó còn có tác dụng hiển thị thông tin, biểu tượng của nhà sản xuất và thể hiện những nét đặc trưng của chai rượu đó.
Vậy, lịch sử hình thành nút bần rượu vang thế nào? Quy trình sản xuất nút bần ra sao? Và cách mở/đóng nút bần rượu vang như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Nút bần là gì?
Nút bần hay còn được gọi là cork (phiên âm tiếng Anh), nút li-e (phiên âm tiếng Pháp liège). Loại nút được làm từ vỏ cây sồi, cho đến nay vẫn chứng tỏ là thứ có thể bảo vệ rượu vang tốt nhất thế giới. Không phải tất cả chai rượu vang trên thế giới đều sử dụng nút bần nhưng chúng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.
Và như đã đề cập ở phần đầu bài viết thì nút bần rượu vang đóng vai trò quan trọng. Những thông tin, biểu tượng của nhà sản xuất hay nét nổi bật của chai rượu vang đó đều được ghi trên nút bần chai rượu.
Chính vì vậy, loại nút rượu vang này được coi là bản tóm tắt về chất lượng rượu mà khách hàng muốn sở hữu. Đó cũng là lý do ngày càng có nhiều thương hiệu rượu vang nổi tiếng vẫn duy trì sử dụng nút bần làm từ vỏ cây sồi.
Tìm hiểu lịch sử hình thành nút bần rượu vang
Theo ghi chép khảo cổ cho thấy rằng, vào 1.500 năm trước công nguyên (tức thời kỳ Hy lạp cổ đại) tộc người Phoenicia đã biết sử dụng nút bần cho những vại đất nung dùng để đựng rượu vang (ngày nay người ta hay gọi với cái tên
bình Amphora). Dần dần, nút bần dần thay thế cho hầu hết các vật liệu thô sơ trước đó như vải, đất, và da..
Đến cuối năm 1600, nút bần bắt đầu trở thành dụng cụ niêm phong rượu vang, cùng thời điểm khi những chai thủy tinh có hình dạng và thiết kế hoàn chỉnh ra đời.
Cho đến những năm 1700, những nút bần với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và ngày càng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những người sành rượu và chủ quán rượu vang.
Sự ra đời của nút bần rượu vang cũng đã thay thế hoàn toàn những nút thủy tinh được sản xuất trước đó, bởi nút thủy tinh rất khó tháo và dễ làm vỡ chai rượu. Sự kết hợp hoàn hảo giữa nút bần và chai rượu thủy tinh đã mở ra thời kì hoàng kim cho rượu vang hiện đại. Giúp làm chậm quá trình oxy hóa trong rượu, phát triển hương vị rượu và ủ được trong chai lâu hơn.
Và có một điều thú vị về nút bần và rượu vang hảo hạng là những cây sồi được sử dụng làm nút bần phải có tuổi đời từ 25 năm khi thu hoạch, tương đương với tuổi của cây nho được trồng ở nhiều vùng sản xuất rượu vang ngon nhất thế giới.
Vậy là bạn cũng đã biết được nút bần làm từ gì rồi đúng không nào!
Quy trình sản xuất nút bần rượu vang
Sau khi biết được nút rượu vang làm bằng gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất nút bần rượu vang. Để sản xuất ra nút bần, người thợ đã phải thực hiện qua 3 công đoạn chính như sau:
Đầu tiên: Thu hoạch vỏ cây sồi
Như đã giới thiệu, nút bần được làm ra từ vỏ của cây sồi (hay còn được gọi Quercus Suber).
Vào khoảng tháng 5 đến khoảng cuối tháng 8, người nông nhân bắt đầu chọn lựa những cây sồi có tuổi đời ít nhất 25 tuổi, để tiến hành thu hoạch vỏ. Công đoạn bóc tách vỏ cây phải thực hiện rất nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến thân cây bên trong. Việc thu hoạch vỏ trên mỗi cây sồi chỉ diễn ra mỗi 9-12 năm/ lần, nhằm giúp cây sồi có đủ thời gian tái tạo nên lớp vỏ mới.
Bước 2: Làm sạch và khử trùng
Sau công đoạn thu hoạch lớp vỏ sồi, người thợ sẽ tiếp tục cho vỏ cây sồi vào trong những thùng thép có chứa nước sôi lẫn dung dịch diệt nấm mốc. Việc làm này có tác dụng làm gỗ mềm mại hơn và dễ dàng dàng trong việc tạo hình cho nút ở bước tiếp theo.
Kết thúc quá trình này, người công nhân sẽ lựa chọn những tấm gỗ không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mang đi nghiền nát và tạo ra loại nút bần khác có giá thành thấp hơn.
Bước 3: Tạo hình cho nút bần
Ở giai đoạn cuối cùng này, người thợ gia công thủ công từ miếng gỗ lớn thành ra hình dạng của nút bần, thành phẩm làm ra được gọi là “Natural Cork”.
Trước khi cung cấp ra thị trường, nhà sản xuất phải khử trùng nút bần thêm lần nữa, và cho vào máy để phân loại một cách chính xác nhất. Tuỳ thuộc vào chất lượng của nút bần mà giá thành có thể khác nhau.
Phân loại nút bần
Do tính chất rượu khác nhau, đồng thời để đáp ứng nhu cầu về chi phí, ngoài nút bần tự nhiên, các nhà sản xuất đã tạo ra những dạng nút khác nhau như:
Nút bần kỹ thuật (Technical Stopper/Twin Top Agglomerated Stopper)
Nút bần kỹ thuật là loại nút được tạo từ những mảnh gỗ còn dư lại sau quá trình sản xuất nút tự nhiên. Sau đó được nghiền nát và kết dính lại với nhau bằng hỗn hợp keo đặc biệt. Ở hai đầu nút được dán thêm 2 miếng gỗ tự nhiên nguyên vẹn, nên có được những ưu điểm tương tự như nút bần tự nhiên mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Nút ép (Agglomerated Stopper)
Dòng nút ép thường có giá thành rẻ, thường sử dụng cho các dòng rượu vang có thời gian trữ ngắn, trong khoảng từ 2 3 năm. Thành phần sản xuất ra nút ép cũng giống với nút bần kỹ thuật nhưng khác biệt duy nhất là ở hai đầu nút bần không được bổ sung thêm miếng gỗ tự nhiên nên ảnh hưởng lên rượu vang cũng ít hơn.
Nút chai Champagne (Champagne Stopper)
Do tính chất đặc trưng của dòng vang sủi nên nút bần của rượu vang
Champagne cũng sẽ khác hơn. Áp suất của một chai rượu vang sủi rơi vào 5-6 bars ATM cộng thêm lượng khí CO2 trong chai rất lớn nên để đảm bảo tính an toàn trong quá trình lưu trữ cũng như vận chuyển, nút chai Champagne thường có vòng kẽm bao quanh để giữ nút cùng với chai.
Do trong chai có khí CO2 nên việc sử dụng nút gỗ tự nhiên là rất cần thiết để giảm thiểu khả năng thoát khí ra bên ngoài. Tuy nhiên, nút gỗ tự nhiên lại quá mềm, vì vậy để việc khui chai rượu vang sủi trở nên an toàn và dễ dàng hơn, người ta cần phải kết hợp nó với phần nút gỗ kỹ thuật ở phía bên.
Trước khi nút gỗ được đóng vào trong chai, nó có hình dạng của nó thẳng với kích thước 31mm. Sau khi ép vào chai, phần nút sẽ giảm xuống còn 18mm vừa với miệng chai. Còn ở phần thân dưới sau đó giãn nở ra và ngăn khi CO2 thoát ra bên ngoài.
● Phần thân trên: Nút Agglomerated Stopper
● Phần tiếp xúc với rượu: Được kết dính thêm 1,2 hoặc 3 miếng nguyên vẹn từ Natural Cork với độ dày khoảng 6mm.
Cách mở/đóng nút bần rượu vang
Dưới đây, https://ruoungoaitop.com/ sẽ hướng dẫn các bạn cách đóng/mở nút bần rượu vang chi tiết nhất:
Cách mở nút bần rượu vang
Để mở được nút bần rượu vang, cách tốt nhất là bạn nên sắm cho mình một waiter’s friend đồng thời làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Cầm chai vang theo chiều thẳng đứng
Đầu tiên, bạn phải cầm thật chặt chai rượu vang theo phương thẳng đứng. Nếu đây là lần đầu mở vang, để chắc chắn hơn thì bạn có thể để chai rượu trên bàn với ngang tầm hông của mình!
Bước 2: Cắt bỏ phần thiếc xung quanh nắp chai
Sau khi đã cố định vị trí để vang, bạn hãy cắt bỏ phần giấy bằng thiếc bao quanh nắp chai. Waiter’s friend được thiết kế có một lưỡi dao gấp ở một bên và một đầu xoắn nhọn ở phía đối diện.
Để cắt bỏ phần giấy bằng thiếc bao quanh nắp chai, bạn hãy dùng lưỡi dao gấp để cắt cho dễ. Bạn cắt từ phía trước sang phía sau và cuối cùng là mặt trên của nắp chai. Sau đó gỡ bỏ lớp vỏ bao bên ngoài nắp chai và cất dao trở lại vị trí ban đầu.
Lưu ý: Ở bước này, bạn cần lưu ý gỡ bỏ hết phần giấy thiếc cho tới ngay dưới phần miệng chai, để tránh vang tiếp xúc với giấy khi rót vang. Bởi vì sự tiếp xúc này có thể làm ảnh hưởng đến vị của vang!
Bước 3: Tiền hành vặn nút
Bạn mở đầu xoắn nhọn ở đầu bên kia của Waiter’s friend và cắm vào trung tâm của nút bần. Cắm đầu nhọn của đồ xoắn vào chính giữa nút bần, nhấn xuống và bắt đầu vặn.
Lưu ý: Đầu xoắn càng được đặt thẳng đứng thì nút bần càng được rút ra càng dễ và nguyên vẹn.
Bước 4: Tiếp tục xoắn nút bần
Tiếp tục xoắn và vặn theo phương thẳng đứng cho tới khi đầu xoắn chỉ còn một nấc. Xoắn khoảng chừng 6 vòng rưỡi.
Lưu ý:
● Không nên để đầu xoắn nhọn quá xa với phần nút bần. Để tránh trường hợp những mảnh vụn ở phần cuối nút bần bị rớt vào trong rượu vang.
● Không nên để đầu xoắn nhọn quá gần phần nút bần. Để tránh nút bần bị gãy làm đôi trong quá trình kéo lên.
● Không nên xoắn hết đầu xoắn vào nút bần để tránh trường hợp mũi xoắn nhọn xuyên qua nút bần và làm kẹt nút bần ở trong chai.
Bước 5: Đẩy nút bần lên
Ở bước này, bạn tiến hành đẩy nút bần lên. Khi đầu xoắn nhọn đã cắm vào nút bần đến mức vừa đủ, gập tay cầm xuống phần cổ chai. Đặt phần ngạnh thứ nhất của dụng cụ vào phần miệng chai để làm điểm tựa. Dùng lực để bật nút bần lên. Bạn có thể sử dụng nấc thứ hai của dụng cụ để tạo thêm lực.
Lưu ý:
● Giữ thật chặt chai vang cũng như phần tiếp xúc giữa cổ chai vang và ngạnh của đồ khui trước khi bạn dùng lực để đẩy lên.
● Nếu như vẫn chưa thể nhấc được nút bần thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn chưa vặn đầu xoắn đến mức vừa đủ. Hãy tiếp tục vặn xoắn cho đến khi chỉ còn lại một nấc duy nhất trước khi sử dụng ngạnh.
Cách đóng nút bần rượu vang
Để rượu vang trọn vị, chúng ta cần đóng nút đúng cách. Khi cho nút bần vào miệng chai, bạn nên đóng mặt trong của nút ngược vào trong bình, thay vì nhét đại. Vì mặt ngoài của nút bần có lẽ đã tiếp xúc với khá nhiều bụi bặm.
So sánh ưu, nhược điểm của nút bần và nút vặn
Để thấy rõ chi tiết ưu, nhược điểm của nút bần và nút vặn, xin mời các bạn cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây của chúng tôi:
Nút bần
Ưu điểm
● Nguyên liệu làm nên nút bần hoàn toàn tự tự nhiên
● Mang giá trị lịch sử
● Bảo quản rượu vang tốt hơn
Nhược điểm
● Giá thành sản xuất cao (cao hơn từ 2-3 lần so với nút vặn)
● Nguồn nguyên liệu để sản xuất có hạn
● Chất lượng không ổn định và có thể bị thay đổi theo môi trường
● Có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của rượu vang (từ 1-3%)
Nút vặn
Ưu điểm
● Giá thành sản xuất thấp
● Không làm ảnh hưởng đến chất lượng rượu vang do tính đồng nhất
● Bảo quản tốt vang
● Tiện lợi và dễ sử dụng
Nhược điểm
● Thường làm từ những nguyên liệu không tái chế được. Một số nắp có thể tái chế được nhưng không triệt để.
● Chất lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào quy trình sản xuất
● Thường được gắn liền với những loại vang rẻ tiền
Trên đây là những thông tin chi tiết về nút bần rượu vang. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về những chai rượu vang mình thưởng thức.