Chưng cất là gì? Quy trình chưng cất rượu
Để có những giọt rượu tinh túy và thơm ngon thì cần phải trải qua một quá trình chưng cất kỹ lưỡng. Vậy, chưng cất là gì? Quy trình chưng cất rượu diễn ra như thế nào? Để hiểu chi tiết hơn về quá trình này, các bạn hãy đồng hành cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Chưng cất là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì chưng cất là một phương pháp dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể(hay còn được gọi là dung dịch) của các chất lỏng khác nhau dựa vào nồng độ bay hơi của chúng(nhiệt độ sôi khác nhau ở cùng một áp suất).
Nói tóm lại, nó là quá trình mà cả dung môi và chất tan đều bay hơi. Nó khác với cô đặc, cô đặc chỉ có dung môi bay bay hơi.
Một nhà máy thực hiện chưng cất được gọi là nhà máy chưng cất rượu. Thiết bị chưng cất rượu được gọi là tĩnh.
Mỗi nhà sản xuất có những phương pháp chưng cất và quy trình riêng để tạo ra những chai rượu với độ rượu đặc biệt.
Như Chivas 18, khi dung dịch đã đạt độ cồn 8 – 9% thì sẽ được chưng cất tối thiểu 2 lần trong những bình lớn bằng đồng với hình dạng, kích thước đặc biệt nhằm khớp với việc sản xuất nhiều loại rượu Chivas khác nhau.
Tháp chưng cất rượu là gì?
Tháp chưng cất rượu là một hệ thống gồm nhiều đĩa, mỗi đĩa của tháp ứng với một nồi chưng trong quá trình chưng cất. Bộ phận đun nóng ở dưới đáy. Hơi đi từ phía dưới và đi qua các lỗ của đĩa. Chất lỏng chảy từ trên xuống thông qua các ống chuyền. Nồng độ các cấu tử sẽ thay đổi theo chiều cao của tháp, nhiệt độ sôi cũng thay đổi tương ứng theo.
Hiện nay, các loại tháp chưng cất sử dụng trong công nghiệp đó là:
- Tháp chưng cất dùng mâm đĩa lưới hoặc mâm xuyên lỗ
- Tháp chưng cất dùng mâm chóp
- Tháp chưng cất dùng vật chêm (Tháp đệm)
Quy trình chưng cất rượu
Chưng cất chính là công đoạn cuối cùng để thu được rượu. Quy trình diễn ra như sau:
Sau quá trình ủ men nước kết thúc, ta thu được bỗng rượu. Cho bỗng rượu cùng nước vào nồi để nấu. Sau đó đun hỗn hợp ở nhiệt độ từ 78 độ C, ta sẽ bắt đầu thu được hơi rượu. Theo như phương pháp nấu rượu truyền thống, hơi rượu sẽ theo hệ thống ruột gà, đi qua bể làm mát và ngưng tụ tạo thành rượu.
Rượu thành phẩm có ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình chưng cất rượu và thiết bị chưng cất. Thông thường, người ta có được 3 phần rượu khác nhau:
- Đợt đầu thu được rượu gốc có nồng độ cồn từ 55 – 65 độ. Rượu này người ta không sử dụng vì dễ ngộ độc và gây hại cho sức khỏe.
- Đợt sau thu được rượu có nồng độ cồn khoảng từ 35 – 45 độ. Phần rượu này được cung ứng cho người tiêu dùng.
- Phần rượu chưng cất còn lại được gọi chính là rượu ngọn. Thông thường, 10 kg gạo có thể thu về 7 lít rượu ngon với nồng độ cồn 40-45%.
Phương pháp chưng cất rượu
Hiện nay, chưng cất rượu được thực hiện qua 2 phương pháp:
Dùng nồi nấu rượu thông thường
Chắc hẳn, nồi nấu rượu là hình ảnh không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Dựa vào nguyên lý bay hơi và ngưng tụ, hơi rượu được đưa ra bằng đường ống đồng, rồi làm lạnh tạo nên dung dịch rượu có nồng độ cao.
Tuy nhiên việc tạo được dung dịch rượu tinh khiết, ít tạp chất, có nồng độ cao, và đạt tiêu chuẩn thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Từ việc chuẩn bị nguyên liệu, kỹ thuật lên men cho đến trang thiết bị sử dụng trong quá trình chưng cất rượu.
Bằng tháp chưng cất rượu
Được cải tiến từ phương pháp sử dụng nồi nấu rượu, việc sử dụng tháp chưng cất rượu là tối ưu hơn khi đã cho ra được dung dịch rượu có nồng độ cao và tinh khiết. Đây cũng là giải pháp của nhiều nước phương Tây để tạo ra những dòng rượu mạnh nổi tiếng như: Chivas 18, Chivas 25,…
Khi chưng cất bằng tháp, hơi rượu sẽ được đưa qua các tầng tháp, rượu sẽ được ngưng tụ và bay hơi nhiều lần. Điều này có tác dụng giúp rượu được tinh khiết và ít bị lẫn tạp chất. Đồng thời, quá trình này giúp tách rượu ra khỏi nước tốt hơn và tạo nên được nồng độ rượu như ý.
Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được chưng cất là gì và quy trình chưng cất rượu. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích cho những người đang muốn nấu và kinh doanh rượu!