
Hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng tươi, khô ngay tại nhà
Như chúng ta đã biết, cây đinh lăng (hay còn được gọi là cây gỏi cá) là một trong những cây dược liệu quý của Việt Nam. Bên cạnh việc dùng để làm cây cảnh thì cây đinh lăng còn được sử dụng để ngâm rượu, đặc biệt là phần củ. Củ đinh lăng ngâm rượu giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao thể trạng.
Và trong bài viết dưới đây, Ruoungoaitop.com sẽ hướng dẫn đến các bạn cách ngâm rượu đinh lăng đúng chuẩn, thơm ngon! Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Mục lục nội dung
Tác dụng của rượu đinh lăng
Đinh lăng được ví như “nhân sâm của người nghèo” vì nó có thể chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích điều trị mà áp dụng từng bài thuốc khác nhau. Trong đó, việc sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Theo các chuyên gia, rượu đinh lăng có nhiều tác dụng như:
● Rượu đinh lăng giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể. Với những người muốn nâng cao thể trạng, tập gym khi dùng rượu đinh lăng sẽ hỗ trợ tốt hơn.
● Cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm giảm căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, suy giảm năng suất làm việc, khắc phục tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng.
● Hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, giúp tăng cân.

● Rượu đinh lăng còn có tác dụng kháng viêm, phục hồi sức khỏe, lợi sữa đối với phụ nữ sau sinh.
Hướng dẫn cách chọn nguyên liệu ngâm rượu đinh lăng
Hướng dẫn cách chọn đinh lăng ngâm rượu
Cây đinh lăng có 2 loại phổ biến đó là: cây đinh lăng lá nhỏ và cây đinh lăng lá to. Nếu dùng để ngâm rượu thì tốt nhất bạn nên chọn cây lá nhỏ. Rễ đinh lăng tươi hay khô đều có thể sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người đã uống rượu đinh lăng cho biết, dùng rễ đinh lăng khô, bạn sẽ thu được rượu có màu vàng đậm, vị ngọt và thơm hơn so với ngâm rễ tươi.
Ngoài ra, phần thân trên của cây cũng rất có giá trị. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lấy từ phần gốc trở lên khoảng 15cm. Một lưu ý nhỏ nữa là bạn nên chọn rễ có kích thước vừa với bình ngâm.

Để nhận biết rễ cây đinh lăng có độ tuổi bao nhiêu, bạn có thể dựa vào cân nặng của nó. Nếu cây được từ 3 – 5 năm tuổi thì phần rễ hoặc củ phải trên 1 kg. Khi rửa, rễ sẽ có màu vàng rơm và rất thơm. Đây đồng thời cũng là một trong những cách để giúp bạn phân biệt rễ mình mua có phải là thật hay không!
Cách chọn bình ngâm rượu đinh lăng
Bạn nên chọn những loại bình có chất liệu từ sành, sứ hoặc thủy tinh. Bới những loại bình này sẽ giúp giữ được chất lượng của dược liệu. Nếu dùng bình nhựa, mùi vị sẽ không được thơm ngon. Ngoài ra, chất lượng các hoạt chất trong rễ cây ngâm bằng bình nhựa cũng sẽ không cao.

Bên cạnh đó, khi chọn bình, bạn cần lưu ý thêm phần miệng có cao su hoặc mép kín không. Bởi vì ngâm rễ cây đinh lăng trong rượu cần điều kiện yếm khí. Kích cỡ miệng bình cũng là điều bạn nên chú ý khi chọn. Vì khi miệng bình quá nhỏ sẽ không bỏ vừa rễ cây nếu ngâm dưới dạng tươi.
Cách chọn rượu để ngâm
Để cho ra một bình rượu đinh lăng ngon, bạn nên sử dụng rượu có nồng độ từ 40 – 45 độ. Khi dùng rượu với nồng độ này, củ đinh lăng sẽ có màu sắc đẹp hơn, cũng như dễ dàng nhận được các dưỡng chất từ củ đinh lăng.
Nếu sử dụng rượu có nồng độ thấp thì rượu sẽ có màu vàng nhạt và ngược lại nếu rượu ngâm có nồng độ cồn cao thì rượu sẽ có màu đậm. Việc dùng rượu có nồng độ quá cao sẽ khiến củ đinh lăng bị thâm lại dẫn đến làm giảm chất lượng của rượu thuốc.
Ngoài ra, nếu bạn có thể tìm chọn rượu nấu thủ công bằng men ta hoặc men ngô rừng sẽ tốt hơn. Vì nó lành tính, đảm bảo được an toàn cho người sử dụng, đồng thời tăng tác dụng cũng như hương vị của thuốc rượu.

Bạn tuyệt đối không được dùng rượu sử dụng cồn công nghiệp hoặc rượu vodka. Bởi những loại này vừa ảnh hưởng đến hương vị của rễ đinh lăng vừa giảm tác dụng dược liệu của nó.
Hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng tốt nhất
Để có được một bình rượu thơm ngon thì cần phải biết cách ngâm rượu đinh lăng theo đúng tỉ lệ, đủ thời gian để đinh lăng có thể ra hết hoạt chất. Dưới đây là hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng đúng cách và chi tiết nhất!
Trước khi tiến hành ngâm rượu đinh lăng cần phải chuẩn bị:
● Củ đinh lăng (tươi hay khô đều được).
● Rượu để ngâm đinh lăng
● Bình ngâm rượu
Củ đinh lăng ngâm rượu có thể sử dụng củ tươi hoặc củ khô đều được. Tuy nhiên, cách ngâm rượu của hai loại này là khác nhau, cụ thể:
Cách ngâm rượu đinh lăng khô
● Cách sơ chế đinh lăng ngâm rượu: nếu là củ đinh lăng khô sẵn đem làm sạch, thái miếng rồi rang vàng hạ thổ. Còn nếu là đinh lăng tươi thì rửa sạch, thái miếng rồi phơi khô, sau đó rang vàng hạ thổ.
Lưu ý khi dùng củ tươi phơi khô thì thường sau đó đinh lăng sẽ bị hao, 4kg tươi sẽ thu được khoảng 1kg khô nên cần lưu ý để căn lượng sử dụng hợp lý.
● Sau khi đã chế biến đinh lăng thì cho dược liệu vào bình đã chuẩn bị rồi đổ rượu vào ngâm theo tỉ lệ 1kg củ đinh lăng khô ngâm với 7 lít rượu.

● Rượu ngâm sau 3 tháng là đã có thể sử dụng được. Tuy nhiên, rượu đinh lăng để càng lâu sẽ càng ngon và ngả màu vàng óng bắt mắt hơn.
Cách ngâm rượu đinh lăng tươi
● Đối với củ đinh lăng tươi, bạn phải chú ý hơn ở khâu làm sạch. Bởi ở phần củ thường bị đất bám nhiều, đặc biệt là ở các kẽ nhánh của rễ. Sau khi làm sạch, bạn để cho ráo nước rồi đem ngâm. Với đinh lăng tươi, bạn có thể thái lát hoặc ngâm nguyên cả củ đều được. Hiện nay, trước khi đem ngâm, củ đinh lăng có thể tạc thành nhiều hình tượng khác nhau để giúp tăng thêm tính thẩm mỹ và sang trọng!
● Về lượng rượu, củ đinh lăng tươi sẽ khác với củ khô, 1kg củ đinh lăng tươi chỉ nên ngâm với khoảng 3 lít rượu rượu. Khi ngâm, tùy theo kích thước cũng như hình dạng của củ đinh lăng để lựa bình ngâm rượu phù hợp. Bạn xếp làm sao để rượu có thể ngập toàn bộ củ đinh lăng là được.

● Ngâm đinh lăng tươi cần ngâm tối thiểu 6 tháng thì mới có thể sử dụng được. Cũng giống như rượu đinh lăng khô, rượu ngâm càng lâu sẽ càng thơm ngon và càng tốt cho sức khỏe!
Hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng với mật ong
Cách ngâm rượu đinh lăng với mật ong cũng vô cùng đơn giản, cụ thể:
Nguyên liệu:
● Mật ong(1 lít)
● 1 bình thủy tinh
● Củ đinh lăng tươi
● Rượu (40-45 độ)
Cách tiến hành:
● Bước 1: Rửa sạch củ đinh lăng
● Bước 2: Thái củ đinh lăng thành từng lát mỏng, sau đó rang đinh lăng vàng dậy mùi thơm rồi hạ thổ. Bước này giúp loại bỏ được vị hăng và mang đến hương vị rượu thơm ngon khi ngâm.
● Bước 3: Cho đinh lăng vào bình thủy tinh. Bạn có thể ngâm theo tỉ lệ 3:1, nghĩa là 3 lít rượu – 1kg đinh lăng. Sau đó, bạn cho 1 lít mật ong đã chuẩn bị vào!

● Bước 4: Đậy nắp thật kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 3 tháng, bạn sẽ thấy rượu ngả sang màu vàng rơm. Lúc này, bạn đã có thể thưởng thức rượu được rồi đấy! Tuy nhiên, bạn có thể ngâm lâu hơn, bởi, rượu càng ngâm lâu sẽ càng ngon!
Một số điều cần lưu ý khi ngâm rượu đinh lăng
Có một vài nghiên cứu nói rằng trong củ đinh lăng có chứa hàm lượng Saponin cao. Đây là một chất có nhiều trong nhân sâm, nếu lạm dụng chất này quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ như nôn mửa, tụt huyết áp. Theo khuyến cáo chỉ nên dùng khoảng 3 – 4 ly rượu đinh lăng mỗi ngày là phù hợp.
● Đinh lăng tươi không nên ngâm với quá nhiều rượu vì sẽ khiến rượu bị nhạt, không đậm mùi thơm của đinh lăng.
● Củ đinh lăng có thể sử dụng để ngâm độc vị hoặc có thể ngâm cùng các vị khác để làm tăng tác dụng của rượu. Tùy theo mục đích sử dụng có thể ngâm kết hợp với bạch tật lê, sâm cau, mật ong,…
● Rượu đinh lăng ngon hay không, hiệu quả tốt đến đâu phụ thuộc vào chất lượng của củ đinh lăng dùng để ngâm rượu. Như đã đề cập ở phần đầu bài viết thì bạn nên chọn loại đinh lăng lá nhỏ để ngâm rượu. Chọn loại củ lâu năm và mua được đinh lăng rừng ngâm là tốt nhất.

Hiện tại vì có giá trị kinh tế cao nên đinh lăng được trồng khá phổ biến, hiệu quả vẫn cao tuy nhiên vẫn không bằng đinh lăng chuẩn rừng.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu đinh lăng tươi và khô, bạn có thể tham khảo và áp dụng! Chúc các bạn thành công!